Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Lễ Vu lan nghĩ về cha mẹ

GiadinhNet - Trong cuộc sống hằng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng Cha mẹ, người đã cho ta nguồn sống, tình yêu thương bao la vô bờ bến dù đi hết cuộc đời cũng không thể quên.

Mỗi con người sinh ra ai đều có cha, có mẹ, những người may mắn lớn lên còn được sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, cũng có những người tạo hóa không cho họ sự may mắn đó, cha hoặc mẹ mất sớm, tất cả mỗi con người chúng ta không ai muốn điều bất hạnh này xảy ra cả. Cuộc sống là vậy, con người không thể quyết định tất cả được, tạo hóa ban cho thế nào mình phải chấp nhận.

Tôi luôn có niềm tin vào bậc sinh thành. Nếu yêu thương họ sẽ luôn che chở và đặt ta ngoài vùng" nước xoáy nguy hiểm". Điều đó có nghĩa đôi khi ta không thể biết thực sự những gì cha mẹ đã phải chịu đựng để rồi sau đó đối xử không tốt với họ theo cách mà ta không bao giờ phải trải qua
Lễ Vu lan nghĩ về cha mẹ 1
Ảnh minh họa
Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình. Cha mẹ là người sanh thành dưỡng dục giúp ta trưởng thành, cho chúng ta đến trường để tiếp cận với tri thức, xây dựng một cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho con cái. Nếu xét nghĩ đến sự ung đúc đó của cha mẹ như trời biển thì bổn phận làm con, ta phải làm gì để đền đáp thâm ân đó? tất cả mọi người đều hiểu được đạo đức căn bản của một người con hiếu thảo.

Đạo lý về cha mẹ là truyền thống từ lâu đời của con người Việt Nam, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành, những câu tục ngữ, ca dao viết về cha mẹ đã thấm trong máu thịt của chúng ta.Điều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu: “Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”. Một người không có hiếu đạo thì không xứng đáng làm người, còn người phật tử mà bất hiếu thì không phải là phật tử chân chánh.

Tình cha nghĩa mẹ đối với con rất đậm đà, sâu lắng, không giới hạn. Có những lúc trong đời, vì chạy theo cuộc sống vật chất mà chúng ta quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp khó khăn thất bại, bị cuộc đời vùi dập thì nơi gốc trời xa yêu dấu, bỗng nhiên chúng ta nhớ đến cha mẹ và thương cha mẹ nhiều hơn. Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành. Hình ảnh của cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc cho con bước vào đời. Từ khi lọt lòng đến nay, hai vai ta mang nặng công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều đời không thể tính được.

Vì vậy hàng năm, vào ngày Rằm tháng bảy Âm lịch Phật giáo có tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ ông bà. Ngày Vu Lan không những chúng ta tìm cách đền ơn cha mẹ hiện đời mà còn phải báo đáp công ơn cha mẹ nhiều đời truyền kiếp.

Trong cuộc sống thực tế hiện nay một gia đình từ đời này sang đời nọ, có rất nhiều người con cháu. Nhưng chỉ những ai có hiếu, biết tu tâm dưỡng tánh, thuở nhỏ dù cực khổ không trách cha trách mẹ, biết hy sinh thân mình cho cả gia đình, biết nhẫn nhịn phấn đấu, biết quay về phụng dưỡng, giúp đỡ gia đình; tuy còn trẻ gặp nhiều gian lao sóng gió, nhưng sau này ai cũng được làm quan to, hưởng phước lộc; hoặc sống thọ trường mạnh khỏe, có con cái thành tài mà có hiếu hơn anh chị em còn lại trong nhà. 

Còn ai vô tư, vô tâm thì cuộc sống bình thường không giàu có, nhưng con cái ham chơi vô lo nên khổ tâm; hoặc con cái thành tài nhưng chỉ lo tương lai mặc cho cha mẹ ốm đau, buồn khổ. Nếu thời trẻ ai từng làm điều xấu nữa, tuy không quá nặng đến nỗi bị hình phạt ngay lúc đó, nhưng con cái sau này sẽ hư hỏng sa vào tệ nạn xã hội; nhưng vì sau này biết hối cải nên con cái đã sớm nhận ra và làm lại cuộc đời. Nếu phước nhiều thì được sống lâu mà hưởng, phước ít thì mất sớm, vô phước thì sống lâu mà chịu.

Công ơn dưỡng dục của cha mẹ nó là một đạo lý sâu sắc nhất mà mỗi con người chúng ta ai cũng phải nghĩ đến, những ai còn cha còn mẹ hãy sống sao cho có hiếu, phải đạo. Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

"XARA" CHO BẠN % CHO TÔI.

ĐỪNG CHỜ ĐỢI NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TRỞ VỀ

Có khi nào chúng ta cũng đã quên luôn rằng, bản thân chúng ta mới cần phải trân trọng nhất hay chưa? Đợi chờ lâu như vậy, đến bản thân mình còn không trân trọng thì hy vọng ai sẽ trân trọng chúng ta?
những điều, đã đi rồi. Là hết.
Có những thứ, chỉ đến một lần. Không có lần thứ hai.
Chúng ta đang đợi điều gì thế? Đang chờ đợi những thứ đã đi rồi và không biết bao giờ mới trở lại? Chìm đắm trong hồi ức về quá khứ, trong hy vọng biến thành ảo tưởng, trong những nỗi đằng đằng đau thương và bao đêm phải tự lau khô nước mắt cho mình? Để rồi không nhận ra rằng, thực chất chúng ta quá đáng thương.

Tại sao phải đối xử tệ bạc với bản thân như thế? Khi mà cuộc đời vốn quá ngắn ngủi, cho dù có tận dụng hết thời gian đó để làm những điều bản thân muốn làm, sống vì những mục tiêu và dự định, yêu thương như chưa bao giờ tổn thương, đứng lên dang tay chịu trách nhiệm với những người xung quanh mình, vẫn còn chưa đủ. Vậy tại sao phải tự thiêu đốt quá nhiều thời gian vào việc cố công chờ đợi những thứ đã qua, chẳng thể trở về?

Người ta đã không trân trọng chúng ta, đã ngoảnh mặt quay lưng bỏ rơi chúng ta trong một cái hố sâu của tuyệt vọng, của ti tỉ loại cảm xúc vừa cắn rứt, vừa bi thương, vừa dằn vặt vừa thống khổ, vừa nuối tiếc vừa nhung nhớ. Thế nhưng chúng ta phần lớn vì quá yêu nên cắn răng chịu đựng, vì lụy tình nên mới day dứt chẳng thể quên.
Có khi nào chúng ta cũng đã quên luôn rằng, bản thân chúng ta mới cần phải trân trọng nhất hay chưa? Đợi chờ lâu như vậy, đến bản thân mình còn không trân trọng thì hy vọng ai sẽ trân trọng chúng ta?

Cuộc đời này, quan trọng nhất là phải sống mạnh mẽ và tự tin. Biết cách yêu thương bản thân và làm những việc mình thích. Yêu thương quá nhiều sẽ khiến chúng ta bi lụy, tình quá sâu đậm cũng khiến chúng ta khổ sở. Chẳng thà cứ tỉnh dậy khỏi giấc mơ, đối diện với cuộc sống muôn vàn khó khăn và thử thách, công việc chờ đợi một ai đó hoặc một điều gì đó sẽ trở nên quá xa xỉ. Bởi làm gì có ai là chờ đợi được điều gì đó cả một đời?
Mọi thứ trên đời này luôn tồn tại những xác suất. Và việc điều gì đã đi qua rồi mà trở lại được chỉ chiếm xác suất rất nhỏ. Tại sao cứ phải cố chờ đợi một điều hi hữu xảy ra? Cũng như tại sao không dám thử bắt đầu một điều gì mới?
Chỉ mong là đừng bao giờ mềm yếu, cũng đừng quá bi quan. Vạn sự trên đời đều biến đổi hàng ngày, cả tình cảm lẫn cơ hội, cả con người huống chi những thứ vô hình?
Thế nên đừng cố chấp vọng về quá khứ quá nhiều, đừng cố chờ đợi những điều không bao giờ trở lại, bởi vì chúng ta có thể sẽ đánh mất rất nhiều thứ mà chính chúng ta không kịp nhận ra.
Và nó hoàn toàn không đáng!

Võ Minh Châu:

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Trở lại 'Với con', một thời lận đận
.
Bài thơ được đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, số đầu tháng 6/1979. Xin chép lại theo trí nhớ và lời đọc của tác giả Thạch Quỳ:
.
Với con
.
Con ơi con, thức dậy giữa ban ngày
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua con đường đất đến con đường rải đá
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con, nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ được
Vì thế nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi, trên ấy Ngân Hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hoặc đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu lên cho rạng
Ngọn bấc đèn con hãy vặn to lên.
Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa vừng tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa ru con
Cha cày đất làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế những lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
.
Tháng 6/1979
.
Hồi ấy nhiều người chép tay chuyền nhau đọc thuộc lòng, bàn luận gần như là một thứ của cấm. Câu chữ trong bài là vậy nhưng có người “luận” ra: “Con” được hiểu là nhân dân; “Chim hót” được hiểu là Đài tiếng nói Việt Nam, rồi phân tích: Bài thơ “Khuyên dân” đừng mải mê mà nghe đài nói...
Tiếp tục suy diễn chủ quan, có người còn cho rằng bốn nhân vật: “mẹ”, “cha”,  “chú bộ đội”, “ bác công nhân” là thành phần trụ cột: Công - Nông - Binh - Trí thức cũng chưa đưa lại niềm tin...
Cứ theo cách hiểu như thế, bài “Với con” bị coi là có vấn đề và một cuộc họp đã diễn ra để kiểm điểm tác giả.
Nói thật, mất nghề
Chúng tôi đã tìm gặp lại nhà thơ hiện nghỉ hưu tại Đường Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An. Tôi gợi lại chuyện cũ: Thưa anh chuyện nói “Với con” của anh thời ấy chẳng biết... những “đứa con” đã lĩnh hội được gì qua lời dạy bảo... nhưng “ông bố” đã lắm phen lao đao? 
Nhà thơ Thạch Quỳ cười vui kể lại:
“Thời ấy đất nước vừa thoát ra từ những cuộc chiến tranh, nhiều người cứ thấy rằng chúng ta đã thắng lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc nên lý tưởng hóa cuộc sống cho rằng sau 15 - 20 năm đất nước và cuộc sống của người dân mình sẽ là thiên đường.
Hồi đó, nông dân thu hoạch mỗi ngày chưa được một lạng thóc, nhưng trong khi đó phải ăn một ngày ít nhất là hai lạng gạo. Công nhân, trí thức hầu hết ăn hạt bo bo; đến nỗi 9 chị em phụ nữ ngồi bình nhau một cái quần phíp; 10 cán bộ công nhân viên chia nhau một cái xích xe đạp…
Bài thơ “Với con” là nói với con cái trong nhà nhưng thực ra là muốn tâm sự với tất cả mọi người về hiện thực lúc đó. Khi viết bài thơ này tôi rất thận trọng vì đụng vào sự thật ấy là chuyện lớn, không đùa được.
Bài thơ ấy không viết bằng thơ mà được viết bằng Toán. Bởi vì Toán là chỉ có những mệnh đề khẳng định hoặc phủ định, chính xác, rõ ràng, minh bạch. Còn thơ là ý niệm, gợi mở, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.
Bài thơ được viết theo chủ nghĩa gián cách của Brếch (văn học Đức), là viết bằng đầu, nói bằng trí chứ không phải như thơ ca phương Đông là viết bằng cảm xúc gợi mở để cho người ta lĩnh hội “ý tại ngôn ngoại” đâu! 
Bài thơ này có hai tầng. Tầng một chẳng có vấn đề gì. Đó là những lời nói với con trong nhà và bám vào những chi tiết thực tế. Ví dụ: Con đi học thì đừng nhìn cây, nhìn cỏ, nghe chim hót mà chậm giờ... Còn nàng Bạch Tuyết con say mê đọc trong cổ tích cũng không thể thay việc chăm chút của mẹ con hàng ngày. Đằng nào rồi cũng phải mẹ thôi.
Hay là những chuyện như quả đất tròn, vầng trăng tròn mơ mộng cũng chưa cần thiết, cái quan trọng, gần gũi, thiết thực hơn vẫn là cái bánh đa vừng nuôi sống con người. Nghĩa đen chỉ như vậy.
Mọi vấn đề đều nằm ở tầng hai, nhưng ở tầng hai cũng không đơn giản, phân tích, phê phán chỉ tên tác giả, nếu “lơ mơ” sẽ thành suy diễn. Cho nên do cách hiểu áp đặt qua bài thơ, mọi việc bùng lên thành những chuyện phức tạp. Trong thời điểm bấy giờ sự cố ấy xẩy ra cũng là một lẽ tự nhiên thôi mà”.
Thạch Quỳ kể tiếp:
“Từ một bài thơ “Với con” nói chuyện trong nhà nhưng bị đưa ra cuộc họp cho là chống chủ trương, chính sách... Ở thời điểm đó, tôi thấy mình lâm vào hoàn cảnh nan giải phải nghỉ việc cơ quan.
Tôi không dám đến nhà ai, bởi đến đâu, gặp ai cũng có thể gây phiền. Tôi sắm một cái cần câu, từ sáng sớm đi lang lang ra hồ Thạch, cuối chiều thì về. Câu cá mãi mấy tháng liền cũng chán, trong người thấy quá mệt mỏi.
Nhân lúc có việc nhà, tôi đã lên tàu ra Hà Nội. Mới sáng sớm chưa rõ mặt người đến nhà người em trai đang là cán bộ giảng dạy, mới nằm khoảng 15 phút đã có tiếng gõ cửa. Một anh công an khu vực đã đến kiểm tra hộ khẩu. 
Thạch Quỳ kể với ngữ điệu buồn buồn.
Tôi gợi lại một chuyện liên quan: “Hồi ấy nhà thơ Xuân Diệu về Nghệ Tĩnh, tại buổi giao lưu ở Hội Văn nghệ có người hỏi về bài thơ “Với con” của anh, Xuân Diệu nhận xét: “Chuyện tiếp nhận văn chương trái ngược nhau ở đâu mà chẳng có, việc đấu đá nhau cũng là lẽ thường tình, có điều là sân hẹp nên các hiệp đấu diễn ra tất yếu là căng thẳng và dữ dội hơn...”.
Nhà thơ Thạch Quỳ lý giải thêm: 
“Vì bài thơ ấy đăng trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam nên nhiều người ở Hà Nội đều biết. Ở Hà Nội dư luận có hai chiều. Nhiều người nói rằng bài thơ ấy cũng bình thường, chẳng cần phải làm to chuyện lên như trong này.
Sau đó Hội Nhà văn đã cử một đoàn 6 người vào tổ chức một hội thảo văn học. Đưa thêm một số tác giả như Hồng Nhu, Bá Dũng, Xuân Hoài... ra để cùng thảo luận, đánh giá.
Bản thân tôi được một số nhà văn nhắc đến nhiều tác phẩm đã viết trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước và khẳng định tư tưởng các tác phẩm ấy đều phục vụ cách mạng. Không ai đào sâu vào bài thơ “Với con” nữa...
Cuối năm 1980, báo Nhân Dân đã in lại bài thơ “Với con” kèm theo cả ảnh và tiểu sử tác giả. Bầu không khí xung quanh bài thơ ấy loãng dần ra nhưng bản thân tôi vẫn tiếp tục gặp nhiều phiền toái.
Vì mãi đến năm 1988, Hội nhà văn Liên Xô mới có giấy mời Hội Nhà văn Việt Nam cử một đoàn 10 người sang học tập và tiếp thu tinh thần đổi mới. Hội Nhà văn Việt Nam bỏ phiếu kín chọn những người có tinh thần đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, tôi được chọn làm một trong số 10 nhà văn được sang Liên Xô học.
Nhưng vấn đề là việc khai lý lịch để làm hộ chiếu. Vượt qua cửa ải này không phải là chuyện dễ. Cơ hội để xuất ngoại cứ ngỡ như không bao giờ thành hiện thực...”.
Cái bóng ám ảnh và tấm lòng nhân văn
Nhà thơ Thạch Quỳ kể tiếp:
“Tôi lên gặp anh Toàn, chiến sĩ công an phụ trách. Xưa nay tôi làm việc ở Hội Văn nghệ, không biết bên công an. Bây giờ có công văn cho sang học ở Nga, tôi đến hỏi anh về việc làm hộ chiếu... có khó khăn gì không?
Anh Toàn im lặng một lúc rồi trả lời: Chuyện của anh một thời như thế. Bây giờ nếu đưa vấn đề này lên cấp trên thì tôi tin họ sẽ không giải quyết. Vì vậy để tôi suy nghĩ thêm, có cách gì đó sẽ trao đổi lại với anh sau.
Biết mình đã rơi vào cảnh “có vấn đề” về nhân thân, tôi đã bộc bạch tâm tư và nhờ anh Toàn giúp đỡ.
Hôm sau tôi lên gặp, anh Toàn nói:
Đúng là có nhiều báo cáo về anh, một số không tốt lắm, cho nên bây giờ rất khó khăn. Chỉ có một cách nói lại là: Nguồn tin cho các báo cáo đó không chính xác, không đúng với bản chất một người trước đây từng là thầy giáo dạy Toán ở nhiều trường cấp ba và trường sư phạm, sau đó là một nhà thơ.
Nay tôi viết tường trình báo cáo ấy là sai, tôi xin chịu trách nhiệm về sự cả tin của mình. Chỉ có như vậy mới đảo ngược tình thế, có thể tạo điều kiện cho anh... Và quả thật tôi thấy anh cũng chẳng có gì xấu”.
Nghe anh Toàn nói vậy, tôi cảm thấy đồng chí công an này có tấm lòng thật lớn lao, lâu nay tôi đã có cách nhìn khác về anh, bây giờ tiếp cận với sự thật mới thấy anh ta thật dũng cảm, độ lượng và nhân văn.
Anh Toàn đã làm văn bản và lên trình bày lên cấp trên. Thủ trưởng cơ quan anh chấp nhận. Trước lúc tôi lên đường sang Liên Xô, công an còn đến tặng quà…
Nhân lúc anh dừng giọng, uống nước tôi hỏi tiếp:
- Sau tai nạn nghề nghiệp ấy anh có rút ra được bài học gì? Những sáng tác của anh sau này theo hướng nào?
Nhà Thơ Thạch Quỳ lại tiếp tục triết luận:
“Bài thơ “Với con”, thời đó tôi dám viết lên sự thật, tôi không tính thiệt hơn, được gì, mất gì cho bản thân. Ở thời điểm nào cầm bút viết, thì tôi cũng phải viết những vấn đề bức xúc mà cuộc sống dội vào. Tôi đã không đầu hàng khi đã nhận thức ra bản chất của sự việc. Đó không riêng là nỗi bức xúc của cá nhân mà là sự thúc bách của thời đại, phải khơi dòng mở đường cho sự phát triển.
Hầu hết các vấn đề tôi viết đều là những bức xúc của đời sống, bài nào cũng mang những câu hỏi lớn cần được trả lời. “Với con” không phải là bài thơ hay vì nó được viết bằng Toán.
Là một nhà văn đối diện với cuộc sống, thấy vấn đề gì bức xúc, tôi dồn tâm huyết vào để góp phần tháo gỡ những vấn đề cho toàn dân chứ không phải chỉ là những vui buồn nhỏ của riêng mình.
Cao hứng lên Thạch Quỳ đọc một mạch mấy bài thơ, trong bài nói về mưa có câu: “Ngàn năm mưa hãy còn mưa/ Thấm vào viên sỏi hay chưa thấm vào...”. 
Bốn câu thơ trong bài nói về Galilê gây cho tôi ấn tượng khá đậm:
“...Galilê nói rằng quả đất tròn
Thời ấy một mình ông nói thế
Nếu nhân loại đem ra mà biểu quyết
Thì cả hành tinh chống lại một con người...
Ngừng đọc thơ, Thạch Quỳ nói như là một sự đúc kết: Còn bao nhiêu vấn đề thơ ca đã nói đến nhưng cuộc sống không dễ làm…

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Năm mẫu xe máy được mong chờ nhất năm 2014

Bất cứ ai cho rằng chỉ cần tiền là có thể mua được những chiếc xe máy được mong chờ nhất năm 2014 hẳn là chưa thử đi mua xem thế nào. Nếu bạn có ý định phô trương thanh thế với một chiếc mô tô hai bánh trong năm nay, hãy bảo đảm bạn đủ “tầm” để điều khiển được chúng. 

Ducati Monster 1200S

Ducati-Monster-1200s-All-Rights-Reserved-By-The-BikeStig-Flickr
© The BikeStig/Flickr
Giá xe: 456 triệu đồng
Không ai là không biết tới Ducati Monster, mẫu xe đã mở ra một trào lưu mới hồi năm 1993 và đã cứu hãng Ducati thoát khỏi khủng hoảng tài chính. Nhân dịp kỉ niệm sinh nhật của mẫu xe này, hãng xe từ Bologna đã chế tạo phiên bản 2014. Đó là một quái thú gầm gừ có công suất lên tới 145 mã lực.
Nhận xét: Bạn cần phải có sự gan góc tuyệt đối để có thể chế ngự cỗ máy cuồng nộ này.

Harley Davidson Street 750

1-Harley-Davidson-Street-750-All-Rights-Reserved-By-Motor-Trend-India-Fl...
© Motor Trend India/Flickr
Giá xe: 158 triệu đồng
Harley Davidson giờ đang bắt đầu cho ra mắt một loại động cơ mới nhằm thu hút đối tượng khách hàng trẻ. Dù vậy, đó vẫn là một mẫu xe rất Harley với động cơ V-twin 749cc, cho phép bạn có thể lướt như bay với tốc độ ba con số.
Nhận xét: Hãy nổ máy với sự tự tin tuyệt đối!

Suzuki V-Strom 1000

2-Suzuki-V-Strom-1000-All-Rights-Reserved-By-Revistadelmotor-Flickr
© Revistadelmotor/Flickr
Giá xe: 268 triệu đồng
Mẫu xe được thiết kế lại này được trang bị động cơ 1.037cc, cho phép xe lướt trên đường một cách nuột nà. Đây là mẫu xe đầu tiên của Suzuki được trang bị tính năng kiểm soát lực kéo và công suất được tăng lên 99 mã lực tại 8.000 vòng/phút.
Nhận xét: Đây là mẫu xe lý tưởng cho những kẻ muốn có một cuộc phiêu lưu theo phong cách V-twin.

KTM RC390

KTM-RC390-All-Rights-Reserved-By-AutoMotoPortal-Flickr1
© AutoMotoPortal/Flickr
Giá xe: 174 triệu đồng
Đây là một mẫu xe thể thao mạnh mẽ và tốc độ. Được trang bị động cơ một xi-lanh 375cc, chiếc xe có thể “chinh chiến” trên những con đường cao tốc cho tới những con đường làng. Hi vọng là chiếc xe này sẽ được cho ra mắt vào cuối năm nay.
Nhận xét: Nếu bạn muốn thể hiện cá tính thể thao của mình, đây sẽ là sản phẩm lý tưởng cho bạn.

EBR 1190RX

EBR-1190RX-All-Rights-Reserved-By-AutoMotoPortal-Flickr1
© AutoMotoPortal/Flickr
Giá xe: 400 triệu đồng
Thiên tài mô tô Erik Bruell đã chế tạo một trong những mẫu xe máy ấn tượng nhất năm nay. Mẫu EBR 1190RX được ra đời tiếp nối mẫu RS chỉ được xuất xưởng 35 chiếc và có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng. Mẫu xe mới này đã được tối ưu hóa cho sản xuất hàng loạt và được thiết kế phục vụ những màn trình diễn đỉnh cao với động cơ T-Twin EV-V2 1190cc có thể lướt gió với 185 mã lực.
Nhận xét: Hãy phô trương thanh thế với sức mạnh của mình!

Nhận xét về những mẫu xe của năm nay, Stuart Thomas, phóng viên kì cựu của Motorburn.com cho rằng: “Với những phấn khích về công nghệ được trang bị cho ô tô, người ta dễ dàng quên rằng xe mô tô cũng đang được cải tiến với tốc độ nhanh không kém. Người ta cũng dễ dàng quên mất rằng nhu cầu và khao khát của những người đam mê xe mô tô cũng đa dạng không kém gì những người bạn hâm mộ xe bốn bánh.”
Trong khi những thương hiệu được yêu thích như Ducati và KTM đang trông chờ vào những phiên bản mới của các mẫu xe có sẵn tên tuổi để giữ vững được vị trí của mình thì Suzuki và Harley Davidson lại tập trung sưc lực vào những mẫu xe được thiết kế lại hoàn toàn. “Những hãng nhỏ hơn như Erik Buell Racing (EBR) đang kì vọng bán được một sộ lượng xe nhỏ cho những đối tượng khách hàng giàu có. Hi vọng các mẫu xe Nhật có được một doanh số bán hàng ấn tượng.” Thomas nói thêm.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

ĐAU XÓT QUÁ NGOẠI ƠI!

Cựu Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc qua đời, thọ 88 tuổi 
Thursday, February 27, 2014 8:11:01 PM 



Share on print   PrintShare on email   Email      
HOUSTON, Texas (NV) Cựu Thiếu Tướng QLVNCH Hoàng Văn Lạc vừa qua đời lúc 5 giờ 15 phút chiều Thứ Tư, 26 Tháng Hai, tại Houston, Texas, hưởng thọ 88 tuổi, cựu Trung Úy Lôi Hổ Lâm Ngọc Chiêu, một người quen thân của người quá cố, xác nhận với nhật báo Người Việt.
“Tôi nhận được email của người nhà cố thiếu tướng báo cho biết tin buồn,” ông Lâm Ngọc Chiêu, hiện sống ở Stanton, California, nói. “Tôi coi ông như người anh của mình. Ông tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân ngoài Bắc, còn tôi tốt nghiệp trường trong Nam năm 1968.”


Cố Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc. (Hình chụp lại trong “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”)

Ông Chiêu cũng kêu gọi: “Trước tin quá đột ngột và đau buồn này đến tập thể cựu Thiếu Sinh Quân, tôi xin anh em cầu nguyện cho hương linh anh Hoàng Văn Lạc sớm được siêu thoát theo tôn giáo của mỗi người, và mọi sự không hay xin anh em hãy để qua một bên và cố gắng lắng đọng tinh thần hướng mọi sự yêu thương và kính trọng đến người anh đáng kính của chúng ta mới ra đi.”
Ông Chiêu cho biết thêm, mọi chi tiết về tang lễ cũng như thăm viếng, ông sẽ loan báo sau.
Theo “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, ông Hoàng Văn Lạc sinh ngày 20 Tháng Sáu, 1927 tại Nam Ðịnh, phu nhân là bà Hoàng Thị Mai, và có bốn người con.
Năm 1939, ông theo học trường Thiếu Sinh Quân Phủ Lạng Thương, Ðáp Cầu, Bắc Ninh, và ra trường năm 1945.
Năm 1949, ông tốt nghiệp Khóa 2 Quang Trung, trường Võ Bị Huế, với cấp bậc thiếu úy.
Sau đó, ông trải qua nhiều chức vụ và cấp bậc, đóng tại nhiều vùng ở miền Bắc.
Năm 1957, ông làm tư lệnh Lữ Ðoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, một năm sau, ông làm tỉnh trưởng tỉnh Kiên Giang.
Năm 1963, ông được thăng đại tá thực thụ và làm tùy viên của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm trong ngày lễ Quốc Khánh 26 Tháng Mười, 1963.
Từ năm 1965 đến 1968, ông làm tổng giám đốc Tái Thiết Nông Thôn, rồi làm thứ trưởng Xây Dựng Nông Thôn trong nội các của chính phủ Trần Văn Hương.
Một năm sau, ông được vinh thăng thiếu tướng thực thụ, làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Tháng Mười, 1972, ông làm tư lệnh phó Quân Khu 1.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Houston.
Ông là đồng tác giả với cựu Ðại Tá Hà Mai Việt qua tác phẩm “Nam Việt Nam 1954-1975. (Ð.D.)


Cố Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc. (Hình chụp lại trong “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”)

Ông Chiêu cũng kêu gọi: “Trước tin quá đột ngột và đau buồn này đến tập thể cựu Thiếu Sinh Quân, tôi xin anh em cầu nguyện cho hương linh anh Hoàng Văn Lạc sớm được siêu thoát theo tôn giáo của mỗi người, và mọi sự không hay xin anh em hãy để qua một bên và cố gắng lắng đọng tinh thần hướng mọi sự yêu thương và kính trọng đến người anh đáng kính của chúng ta mới ra đi.”
Ông Chiêu cho biết thêm, mọi chi tiết về tang lễ cũng như thăm viếng, ông sẽ loan báo sau.
Theo “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, ông Hoàng Văn Lạc sinh ngày 20 Tháng Sáu, 1927 tại Nam Ðịnh, phu nhân là bà Hoàng Thị Mai, và có bốn người con.
Năm 1939, ông theo học trường Thiếu Sinh Quân Phủ Lạng Thương, Ðáp Cầu, Bắc Ninh, và ra trường năm 1945.
Năm 1949, ông tốt nghiệp Khóa 2 Quang Trung, trường Võ Bị Huế, với cấp bậc thiếu úy.
Sau đó, ông trải qua nhiều chức vụ và cấp bậc, đóng tại nhiều vùng ở miền Bắc.
Năm 1957, ông làm tư lệnh Lữ Ðoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, một năm sau, ông làm tỉnh trưởng tỉnh Kiên Giang.
Năm 1963, ông được thăng đại tá thực thụ và làm tùy viên của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm trong ngày lễ Quốc Khánh 26 Tháng Mười, 1963.
Từ năm 1965 đến 1968, ông làm tổng giám đốc Tái Thiết Nông Thôn, rồi làm thứ trưởng Xây Dựng Nông Thôn trong nội các của chính phủ Trần Văn Hương.
Một năm sau, ông được vinh thăng thiếu tướng thực thụ, làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Tháng Mười, 1972, ông làm tư lệnh phó Quân Khu 1.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Houston.
Ông là đồng tác giả với cựu Ðại Tá Hà Mai Việt qua tác phẩm “Nam Việt Nam 1954-1975. (Ð.D.)

Ông Chiêu cũng kêu gọi: “Trước tin quá đột ngột và đau buồn này đến tập thể cựu Thiếu Sinh Quân, tôi xin anh em cầu nguyện cho hương linh anh Hoàng Văn Lạc sớm được siêu thoát theo tôn giáo của mỗi người, và mọi sự không hay xin anh em hãy để qua một bên và cố gắng lắng đọng tinh thần hướng mọi sự yêu thương và kính trọng đến người anh đáng kính của chúng ta mới ra đi.”
Ông Chiêu cho biết thêm, mọi chi tiết về tang lễ cũng như thăm viếng, ông sẽ loan báo sau.
Theo “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, ông Hoàng Văn Lạc sinh ngày 20 Tháng Sáu, 1927 tại Nam Ðịnh, phu nhân là bà Hoàng Thị Mai, và có bốn người con.
Năm 1939, ông theo học trường Thiếu Sinh Quân Phủ Lạng Thương, Ðáp Cầu, Bắc Ninh, và ra trường năm 1945.
Năm 1949, ông tốt nghiệp Khóa 2 Quang Trung, trường Võ Bị Huế, với cấp bậc thiếu úy.
Sau đó, ông trải qua nhiều chức vụ và cấp bậc, đóng tại nhiều vùng ở miền Bắc.
Năm 1957, ông làm tư lệnh Lữ Ðoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, một năm sau, ông làm tỉnh trưởng tỉnh Kiên Giang.
Năm 1963, ông được thăng đại tá thực thụ và làm tùy viên của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm trong ngày lễ Quốc Khánh 26 Tháng Mười, 1963.
Từ năm 1965 đến 1968, ông làm tổng giám đốc Tái Thiết Nông Thôn, rồi làm thứ trưởng Xây Dựng Nông Thôn trong nội các của chính phủ Trần Văn Hương.
Một năm sau, ông được vinh thăng thiếu tướng thực thụ, làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Tháng Mười, 1972, ông làm tư lệnh phó Quân Khu 1.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Houston.
Ông là đồng tác giả với cựu Ðại Tá Hà Mai Việt qua tác phẩm “Nam Việt Nam 1954-1975. (Ð.D.)



Bướm Xinh

Các Bạn Vào Đây Xem Nhé!